Hướng dẫn tổ chức quản lý và đánh giá hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã, phường, thị trấn.
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 967 /SGDĐT - GDTX
V/v hướng dẫn tổ chức quản lý và đánh giá hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã, phường, thị trấn.
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Phòng, ngày 08 tháng 9 năm 2015
|
Kính gửi:
- Ủy ban nhân dân cácquận, huyện;
- Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện.
Căn cứ Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo về việc "Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động củatrung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn"; Thông tư số40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổsung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộngđồng (TTHTCĐ) tại xã, phường, thị trấn;
Căn cứ vào Văn bản số 2553/BGDĐT – GDTX, ngày 18/4/2013 của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá TTHTCĐ;
Căn cứ Văn bản số 4295/BGDĐT – GDTX, ngày 24 tháng 8 năm 2015 của Bộ Giáodục và Đào tạo về việc Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 đối với GDTX;
Nhằm tăng cường tổ chức quản lý và đánh giá hoạt động của TTHTCĐ xã,phường, thị trấn, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức quản lý và đánh giáhoạt động của TTHTCĐ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn các quận, huyện củathành phố Hải Phòng năm học 2015 – 2016 như sau:
I. TỔ CHỨCQUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TTHTCĐ
1. Về cơ sởvật chất của Trung tâm HTCĐ
- Có trụ sở làm việc: Trụ sở riêng hoặc sử dụng chung kết hợp hội trường,nhà văn hóa, thư viện...của UBND xã (nếu sử dụng chung thì phải có khu dànhriêng cho TTHTCĐ);
- Có biển hiệu của trung tâm theo đúng quy định;
- Có đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học, các hoạtđộng của trung tâm như: Bảng viết, bàn ghế, âm li, loa đài, tủ đựng sách báo vàcác tài liệu khác;
- Có máy tính riêng và được kết nối internet;
- Có bảng thông báo công khai kế hoạch hoạt động của trung tâm.
2. Về tổ chứcbộ máy
a) Ban Giám đốc
Mỗi trung tâm có 01 đồng chí Giám đốc là Lãnh đạo UBND xã, 02 Phó Giámđốc trong đó có 01 đồng chí Phó Giám đốc là cán bộ của Hội Khuyến học và 01 đồngchí trong Ban Giám hiệu của trường Tiểu học hoặc Trung học cơ sở trên địa bànxã. Ban Giám đốc TTHTCĐ do Chủ tịch UBND quận, huyện ký quyết định bổ nhiệm, làmviệc theo chế độ kiêm nhiệm.
b) Giáo viên bao gồm:
- Giáo viên tiểu học hoặc trung học cơsở được phòng giáo dục và đào tạo bố trí để dạy chương trình xóa mù chữ và giáodục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục, làm việc kiêmnhiệm tại trung tâm HTCĐ theo Thông tư 40/2010/TT – BGDĐT ngày 30/12/2010 củaBộ Giáo dục và Đào tạo;
- Báo cáo viên dạy các chuyên đề; các cộng tác viên, hướng dẫn viên vànhững người tình nguyện tham gia hướng dẫn học tập tại các TTHTCĐ theo hợpđồng, thỏa thuận của giám đốc trung tâm.
c) Kế toán, thủ quỹ
Kế toán, thủ quỹ của TTHTCĐ do kếtoán, thủ quỹ của UBND cấp xã kiêm nhiệm, được hưởng chế độ phụ cấp do Hội đồngnhân dân xã quy định trên cơ sở tự cân đối ngân sách địa phương.
d) Cócon dấu riêng, có tài khoản riêng.
3. Về hồ sơ
- Hồ sơ đề án đề nghị thành lập trung tâm, Quyết định thành lập trungtâm, các quyết định về tổ chức nhân sự;
- Các văn bản chỉ đạo các cấp;
- Tài liệu giảng dạy, học tập;
- Hồ sơ hoạt động:
+ Kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ;
+ Nhật ký hoạt động của trung tâm (ghi rõ ngày tháng hoạt động; lĩnh vựchoạt động; nội dung chuyên đề giảng dạy; thời lượng thực hiện; người giảng dạytruyền đạt chuyên đề; số lượng người tham gia lớp học; chuyên đề);
+ Chương trình, nội dung, kế hoạch thực hiện giảng dạy, truyền đạt cụ thểtừng chuyên đề, lĩnh vực giảng dạy và người thực hiện, đối tượng tham gia củatừng chuyên đề;
+ Báo cáo hoạt động của trung tâm theo từng học kỳ, theo năm học;
+ Tổng hợp, thống kê và minh chứng về cơ sở vật chất, thiết bị của trungtâm;
+ Minh chứng về tài chính của đơn vị và việc thực hiện Thông tư số96/2008/TT – BTC ngày 27/10/2008 của Bộ Tài chính về việc hỗ trợ kinh phí ngânsách nhà nước cho các TTHTCĐ;
+ Bản tự đánh giá xếp loại của trung tâm hướng dẫn tại Công văn số540/SGDĐT – GDTX ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạovề việc đánh giá xếp loại các TTHTCĐ xã, phường, thị trấn.
Lưu ý: Kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ xây dựng căn cứ vào: điều tra nhu cầu học tập của nhân dân trên địabàn, phân tích kết quả điều tra nhu cầu học tập, giải quyết những vấn đề bứcxúc thiết thực của nhân dân địa phương. Các chuyên đề chia ra các nội dung hoạtđộng về: Văn hóa, xã hội, kinh tế... Ưu tiên sắp xếp tổ chức các hoạt động, cácchuyên đề có số lượng người có nhu cầu học lớn, thiết yếu, hiệu quả và có tínhthời sự.
4. Về Tài chính
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ theo Thông tư số 96/2008/TT – BTC ngày27/10/2008 của Bộ Tài chính về việc hỗ trợ kinh phí ngân sách nhà nước cho cácTTHTCĐ;
- Kinh phí huy động từ các nguồn khác, huy động từ chương trình, dự ánliên quan đến hoạt động của trung tâm;
- Kinh phí huy động từ tài trợ của các tổ chức, cá nhân;
- Học phí của học viên tham gia học tập tại trung tâm.
5. Về tổ chứchoạt động
- Triển khai và thực hiện đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên;
- Kế hoạch tổ chức hoạt động của trung tâm cần lưu ý nội dung học tập tạicác TTHTCĐ phải gần gũi với đời sống của người dân, dựa vào khảo sát nhu cầuhọc tập của người dân, kế hoạch hoạtđộng thiết thực, hiệu quả tìm ra hướng xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tếcho nhân dân địa phương;
- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm sát với thực tiễn địa phương, đượcphê duyệt của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (con người, cơ sở vậtchất, tài chính) theo đúng quy định;
- Nắm bắt kịp thời về nhu cầu học tập của người dân;
- Thông tin rộng rãi về nội dung hoạt động của trung tâm, các lớp, cácchuyên đề cần phổ biến và thông báo cụ thể địa điểm, thời gian kịp thời đếnngười dân;
- Tổ chức, tuyên truyền vận động cán bộ,nhân dân tham gia học tập;
- Phối hợp với nhà văn hóa khu dân cư tổ chức các hội thi, các hoạt độngvăn nghệ, thể dục thể thao.
Nội dung hoạtđộng
- Thực hiện chương trình xóa mù chữ tại địa phương;chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; củng cố chất lượng phổ cậpgiáo dục;
- Thực hiện lớp dạy nghề ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thứctheo nhu cầu người học.
- Thực hiện các chuyên đề: Giáo dục sức khỏe cộng đồng,giáo dục môi trường, văn hóa xã hội, giáo dục pháp luật, phát triển kinh tế,chuyểngiao công nghệ, giáo dục kỹ năng sống và các chuyên đề khác...
II. ĐÁNH GIÁHOẠT ĐỘNG CỦA TTHTCĐ
1. Nội dung đánh giá Trung tâm học tập cộng đồng các xã, phường, thị trấnđược thực hiện theo Công văn số: 540/SGDĐT – GDTX ngày 29 tháng 5 năm 2014 củaGiám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá xếp loại các TTHTCĐ xã,phường, thị trấn;
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào nội dung đánh giá, hướng dẫn cácTrung tâm học tập cộng đồng tự đánh giá, xếp loại, xác định mức độ đáp ứng yêucầu nhiệm vụ của đơn vị, đồng thời có các giải pháp để xây dựng kế hoạch hoạtđộng cho năm tiếp theo;
3. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, xếp loại các trung tâm họctập cộng đồng xã, phường, thị trấn trên địa bàn theo năm học và tập hợp kết quảđánh giá xếp loại các trung tâm học tập cộng đồng, báo cáo bằng văn bản về SởGiáo dục và Đào tạo qua Phòng Giáo dục Thường xuyên cùng với Báo cáo Tổng kếtnăm học.
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủyban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiệnđầy đủ các nội dung hướng dẫn trên. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc,phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo (phòng Giáo dục Thường xuyên, Điện thoại:0313.810.486) để hướng dẫn thực hiện.
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND, TTHTCĐ các xã, phường, thị trấn;
- Hội Khuyến học TP;
- BGĐ Sở GD-ĐT;
- Lưu VT, GDTX;.
|
KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Vũ Văn Trà
|