image banner
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 đối với GDTX

  UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


           Số  966  /SGDĐT-GDTX

 V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ          năm học 2015-2016 đối với GDTX

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


           Hải Phòng, ngày 08  tháng 9  năm 2015

 

                     Kính gửi:  

                                       - PhòngGiáo dục- Đào tạo các quận, huyện

                                       - Trungtâm Giáo dục Thường xuyên Hải Phòng và Trung tâm Dạy nghề- GDTX các quận, huyện

                                       - Các trung tâm ngoại ngữ, tin học, các cơ sởgiáo dục không chính quy; các cơ sở hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạtđộng giáo dục ngoài giờ chính khóa.

          Thựchiện Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT, ngày 25/8/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vềnhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thườngxuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2015-2016 và Công văn số 4295/BGDĐT –GDTX, ngày 24 tháng 8 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫnnhiệm vụ năm học 2015 – 2016 đối với ngành học Giáo dục Thường xuyên; Sở Giáodục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 đốivới ngànhhọc Giáo dục Thường xuyên  thànhphố Hải Phòng như sau:

        A. Nhiệm vụ chung       

        -Tiếp tục thực hiện hiện Nghị quyết số29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, Kế hoạch hành động củangành giáo dục (Quyết định 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014) thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàndiện giáo dục đào tạo, Chương trình hành động số 34-CT/TU của Ban Thường vụThành ủy HảiPhòng thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành Trung ương khóa XI,Kế hoạch của UBND thành phố thực hiện Chươngtrình hành động số 34-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng thựchiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành Trung ương khóa XI về “ Đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàhội nhập quốc tế”

       -Tích cực triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn2012-2020 và Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”; tiếp tục củng cố mô hình hoạtđộng của trung tâm GDTX cấp huyện và trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) cấpxã theo hướng một cơ sở thực hiện nhiều nhiệm vụ; mở rộng việc dạy văn hóa kếthợp với dạy nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp, góp phần phân luồng học sinh sautrung học cơ sở (THCS); nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên các trungtâm GDTX và xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán để tổ chức bồi dưỡng thườngxuyên đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông và tổ chức các lớp giáo dục kĩ năngsống cho học sinh, sinh viên và người lao động; đổi mới đồng bộ phương pháp dạyhọc (PPDH), kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên theo định hướngphát triển năng lực của người học nhằm nâng cao chất lượng dạy học; đổi mớicông tác quản lý, tăng cường nền nếp, kỉ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động củacác cơ sở GDTX; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học.

       - Triển khai có hiệu quả các hoạt động giáodục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo đúng hướng dẫntại Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT về việc “Qui địnhquản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chínhkhóa”: Giáo dục kỹ năng, nhân cách sống đòi hỏi sự chung tay của nhiều lực lượng xã hội.

        - Tăng cường quản lý, thanh kiểm tra, cấp phéphoạt động và xử lý vi phạm đối với các cơ sở giáo dục không chính quy trên địa bàn thành phố.

        - Củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chuẩnphổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Duy trì, đảm bảo bền vững phổ cậpgiáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dụcTHCS, phổ cập trung học – nghề và đạt chuẩn xóa mù chữ.

      B. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể

       I.Tiếp tục triển khai Kế hoạch của ngành giáo dục thực hiện Chương trình hànhđộng của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT và tiếp tục triển khaihiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TƯ ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về việc học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

        1. Triển khai có hiệu quả: Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diệngiáo dục đào tạo, Kế hoạch hành động của ngành giáo dục (Quyết định2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014), Chương trìnhhành động số 34-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng thực hiện Nghị quyếtHội nghị lần thứ 8 ban chấp hành Trung ương khóa XI, Kế hoạch của UBND thànhphố thực hiện Chương trình hành động số34-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng thực hiện Nghị quyết Hộinghị lần thứ 8 ban chấp hành Trung ương khóa XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

       -Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TƯ ngày 14/5/2011 của Bộ Chínhtrị về việc “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

       2. Tiếp tục triển khai nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đuacủa ngành bằng các việc làm thường xuyên thiết thực, tạo sự chuyển biến tíchcực trong ý thức, thái độ và hành vi của cán bộ, giáo viên, học viên. Chỉ đạo cácTTGDTX tổ chức tốt hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học mới, đặc biệtquan tâm đối với các lớp đầu cấp nhằm giúp học viên làm quen với điều kiện họctập, sinh hoạt và tiếp cận phương pháp dạy học và giáo dục trong các trung tâm.Tổ chức nghi thức chào cờ, hát Quốc ca đầu tuầntrở thành nền nếp sinh hoạt thường xuyên, nghiêm túc.

      3. Chỉ đạo các cơ sở GDTX thực hiện nghiêm túc Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐTngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT về việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống vàhoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Xây dựng và lựa chọn các chương trìnhgiáo dục kỹ năng sống phù hợp với từng đối tượng và điều kiện cụ thể của từngđịa phương; đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học nhằm thu hút nhiều ngườihọc, góp phần hình thành, phát triển những kỹ năng sống, giá trị sống cơ bản,cần thiết cho học sinh, sinh viên và người dân trong cộng đồng.

     4. Đổi mới công tác quản lý theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm cho các cơ sở GDTX. Tăng cường các biện pháp quản lý nhằm đảmbảo nền nếp, kỷ cương trong dạy học, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm về chuyênmôn, về đạo đức nhà giáo; thực hiện đánh giá khách quan, công bằng, tạo độnglực thi đua trong học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng giáo dục. 

      II. Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng xãhội học tập

       1.Tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, Đài phát thanhvà truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng xây dựng chuyên mục tuyên truyền về ýnghĩa, nội dung của học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; phối hợp xâydựng các chuyên đề về sự phát triển và đóng góp của các cơ sở giáo dục thườngxuyên, trong việc nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chothành phố, giúp cho nhân dân lao động, các tầng lớp xã hội hiểu rõ vai trò củagiáo dục thường xuyên trong việc xây dựng và phát triển thành phố;

        2. Tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố banhành kế hoạch triển khai Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phêduyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”; Tổ chức ký kết vàtriển khai thực hiện chương trình phối hợp hoạt động xây dựng xã hội học tậpgiữa ngành giáo dục với Hội khuyến học, Hội Cựu giáo chức, Hội người cao tuổi,Hội phụ nữ, Liên đoàn Lao động thành phố và Thành Đoàn.

       3.  Tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố tổchức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời tại thành phố và phát động phong tràothi đua xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”, “Cộng đồng khuyếnhọc” làm cơ sở xây dựng thành công “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập”.

       4.Tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành và Hội khuyến học thành phố, thực hiệncó hiệu quả Chỉ thị 11-CT/TW ngày 30/4/2007 của Bộ Chính trị và Chỉ thị02/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về công tác khuyến học,khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

       5. Tiếp tục triển khai xây dựng thí điểm các mô hình “Cộng đồnghọc tập”, “Đơn vị học tập” và “thành phố học tập” với nhữngnội dung và tiêu chí cụ thể.

       6. Tổ chức sơ kết, đánh giá kếtquả thực hiện Đề án xây dựng XHHT giai đoạn 2013-2015 và đề xuất kế hoạch thựchiện hiệu quả các mục tiêu của Đề án xây dựng XHHT  giai đoạn 2016-2020.

       III. Tiếp tục củng cố, phát triển mô hình hoạtđộng của các cơ sở GDTX 

        1. Đối với Trung tâm Giáo dục thường xuyên HảiPhòng và các Trung tâm Dạy nghề- Giáo dục Thường xuyên

         1.1Xây dựng phânphối chương trình chi tiết đối với chương trình GDTX cấp trung học cơ sở (THCS)và cấp trung học phổ thông (THPT) một cách linh hoạt phù hợp với khung phânphối chươngtrình giáo dục bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Công vănsố 8298/BGDĐT-GDTX ngày 21/9/2009  của BộGiáo dục và Đào tạo  về việc Hướng dẫnthực hiện phân phối chương trình GDTX cấp THPT và Công văn số 5842/BGDĐT-VPngày 01 tháng 09 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnhnội dung dạy học giáo dục phổ thông và phù hợp với chủ trương đổi mới căn bảntoàn diện giáo dục đào tạo hiện nay, Xây dựng kế hoạch phát triển trung tâmtheo hướng thực hiện nhiều nhiệm vụ giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp - dạynghề.

       1.2. Phối hợp có hiệu quả với Ban chỉ đạo phổ cập xã, phường, thị trấn điềutra, huy động các đối tượng diện phổ cập ra học THCS, THPT chương trình GDTX.Điều tra, tổ chức các lớp xóa mù chữ cho người lớn, cho người khiếm thị và trẻem có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tổ chức các lớp văn hóa cấp THPT ngoài giờhành chính cho người lao động.

       1.3.  Thường xuyên tổ chức điều tra, nắm vững nhucầu học tập của người dân để tổ chức dạy nghề, mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng,cập nhật kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao độngtrên địa bàn. Chủ động đề xuất, tham mưu với các phòng, ban của quận, huyện,sở, ngành.

        1.4.Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tuyển sinh các lớp học theo chươngtrình giáo dục thường xuyên kết hợp với học nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệpnhằm phân luồng học sinh sau THCS. Tiếp tục phối hợp với các đơn vị giáo dục,các tổ chức được hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo để tổ chức các lớpbồi dưỡng văn hóa ngoài giờ, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu ngườihọc.

       1.5. Tiếp tục triển khaiđổi mới PPDH gắn với đổi mới hình thức, phương pháp, kiểm tra và đánh giá kếtquả giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của ngườihọc; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của học viên; đa dạng các hình thức kiểmtra, đánh giá; kết hợp đánh giá cho điểm với đánh giá bằng nhận xét; kết hợpđánh giá thường xuyên, định kỳ với đánh giá tổng kết cuối kì, cuối năm học.Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn; đối vớicác môn khoa học xã hội, nội dung dạy học kiểm tra, đánh giá gắn với các vấn đềthời sự để học viên được bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình.

        1.6 Chú trọng đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáoviên có khả năng tổ chức, dạy các chương trình kỹ năng sống cho học sinh, sinhviên và người lao động. Phối hợp, tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên mầmnon, tiểu học, THCS, THPT. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lựccông tác cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, báo cáo viên của trung tâm nhằmđáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới;

        1.7. Tăng cường các biện pháp nâng cao chấtlượng dạy học: Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương phápgiáo dục, thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng, phát triển năng lực học sinh phùhợp với đối tượng, trình độ học viên và mục tiêu của học viên.  Đổi mới tư duy về thi, kiểm tra đối với cánbộ quản lý. Thực hiện tốt các quyền lợi của học viên, chuẩn bị đầy đủ mọi điềukiện và tăng cường công tác tổ chức ôn luyện cho học viên lớp 12 tham dự kỳ thiTHPT quốc gia  Nâng cao vai trò của giáoviên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức, phối hợp quản lý giáo dục học viên. Tổchức các hội thi: Giáo viên giỏi, chọn học viên giỏi môn văn hóa; học viên giỏinghề. Quan tâm, chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyển chọn đội tuyểnhọc viên giải toán trên máy tính casio tham gia kì thi quốc gia do Bộ tổ chức.

         1.8.Tích cực tham gia tự làm thiết bị dạy học - khai thác và sử dụng có hiệu quảcác thiết bị, đồ dùng dạy học; nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, viết sángkiến kinh nghiệm về quản lý, giảng dạy....Phát động phong trào nghiên cứu ứngdụng.

        1.9. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Giáodục và Đào tạo về thực hiện các chương trình giáo dục xóa mù chữ, giáo dục tiếptục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, THPT; chươngtrình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành 6 cấp độ; chương trình tinhọc ứng dụng ; chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học cậpnhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ. Phổ biến tài liệu hướng dẫnchương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học cập nhật kiếnthức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

        Tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị chuyên đề,mỗi trung tâm giáo dục thường xuyên thí điểm thực hiện ít nhất một chuyên đềđặc trưng, phù hợp với tình hình, điều kiện địa phương để đáp ứng nhu cầu ngườihọc, đáp ứng nhu cầu cộng đồng cho đối tượng người lao động.

      1.10. Phối hợpvới các đơn vị có liên quan tổ chức học tập nâng cao trình độ văn hóa của độingũ cán bộ công chức cấp xã, người lao động trong các khu công nghiệp, khu chếxuất. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức văn hóa theo nhu cầu ngườihọc cho mọi đối tượng có nhu cầu.

       1.11. Tăng cường phối hợp với cácsở, ban, ngành, tổ chức và cá nhân liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạnnhư: Giáo dục kĩ năng sống; bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học; phổ biến kiến thức khoa học, kiến thức pháp luậtcho cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên và người lao động, ...

       1.12. Tăng cường đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, ứng dụngcông nghệ thông tin; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để chỉ đạo cácTTGTDX tiếp tục tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên mầm non, phổthông .

         1.13. Tăng cường các hoạt độngtư vấn, hỗ trợ các TTHTCĐ về tài liệu học tập, tập huấn cho cán bộ quản lý, báocáo viên của TTHTCĐ.

         1.14. Nâng cao chất lượng giáo dục nghềphổ thông, khuyến khích việc dạy nghề truyền thống của địa phương. Đa dạng hóacác hình thức tư vấn hướng nghiệp.

        2.Đối với trung tâm học tập cộng đồng

        Thựchiện Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tậpcộng đồng tại xã, phường, thị trấn –Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BGDĐT ngày14/3/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

       2.1.Phòng Giáo dục- Đào tạo chủ động tham mưu, phối hợp với các cơ quanchức năng để củng cố hoạt động của TTHTCĐ theo hướng đáp ứng nhu cầu “Cần gìhọc nấy” của người dân trong cộng đồng, chú trọng sử dụng có hiệu quả cơ sởTTHTCĐ để đáp ứng nhu cầu giáo dục mầm non tại địa phương, nhằm củng cố chấtlượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; Tăng cường phối hợp với cáccơ quan, ban ngành, đoàn thể để tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng, cập nhậtkiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ tại các TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện chongười dân học tập suốt đời.

       2.2. Kiện toàn Ban Giám đốc, đội ngũ giáoviên, báo cáo viên của trung tâm; tích cực vận động cán bộ nghỉ hưu, người cókiến thức tham gia vào các hoạt động của TTHTCĐ.

       2.3. Phòng Giáo dục- Đào tạo tiếp tục chỉ đạo trung tâm họctập cộng đồng về kế hoạch, chương trình, nội dung hoạt động và thống nhất về hồsơ, tổ chức bộ máy nhân sự, cơ sở vật chất tối thiểu. Tăng cường huy động cácnguồn lực từ ngân sách nhà nước và từ xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vậtchất, mua sắm thiết bị, phương tiện hoạt động

       2.4 Tổ chức đánh giá các trung tâm học tậpcộng đồng theo Công văn số 2553/GDTX-BGDĐT ngày 18/4/2013 của Bộ Giáo dục vàĐào tạo về hướng dẫn nội dung, chỉ số đánh giá trung tâm học tập cộng đồng.

       2.5.Phòng Giáo dục- Đào tạo chỉ đạo các trung tâm học tậpcộng đồng có chương trình thiết thực, cụ thể tham gia Tuần lễ hưởng ứng học tậpsuốt đời do thành phố phát động hàng năm.

        2.6.  Tổ chức tập huấn cán bộ quản lý, báo cáoviên, hướng dẫn viên các trung tâm học tập cộng đồng ít nhất 2 lần trong năm.

         2.7. Các trung tâm HTCĐ xây dựng kế hoạch năm, chủ động phối hợp với cáctrung tâm GDTX, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã  hội như: Phòng Tư pháp, Đoàn Thanh niên, Hộikhuyến học, Hội Phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội khuyến nông, khuyến ngư,… nhằmtăng cường đội ngũ giảng viên, cộng tác viên, tình nguyện viên để tiến hành cácbài giảng, các chuyên đề khoa học và công nghệ,…  nâng cao hiệu quả hoạt động của các trungtâm.

        2.8. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ độngphối hợp với Sở Tài chính để tham mưu với UBNDTP tiếp tục triển khai thực hiệncó hiệu quả Thông tư số 96/2008/TT-BTC ngày 27/10/2008 của Bộ Tài chính về hỗtrợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các TTHTCĐ.

         2.9. Mỗi quận, huyện chọn một trung tâm họctập cộng đồng tổ chức một chuyên đề đặc trưng, phù hợp với tình hình, điều kiệnđịa phương đáp ứng nhu cầu người học, đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng.     

       3. Đối với trung tâm ngoại ngữ,tin học, các hoạt động kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa

         Thựchiện Thông tưsố 03/2011/TT- BGDĐT ngày 28/01/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc banhành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học;

        Thông tư số 04/2014/TT – BGDĐT ngày 28/02/2014của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định quản lý hoạt động giáo dụckỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

        Quyết định số 1324/2013/QĐ – UBND ngày15/7/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo.

        Công văn số 5665/BGDĐT-GDTX ngày19/8/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đó giao nhiệm vụ cho Giáo dục thường xuyênthực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năngsống cho học sinh, sinh viên và người lao động diễn ra trên địa bàn.

        Công văn số 1877/BGDĐT-GDTX ngày 11/4/2014 của Bộ GDĐT vềviệc tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học; Công văn số 463/BGDĐT-GDTXngày 28/01/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dụckỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáodục thường xuyên và Thông báo số 18/TB-VHXH ngày 05/6/2015của Ban Văn hóa –Xã hội HĐND thành phố Kết luận sau giám sát chuyên đề về côngtác quản lý nhà nước và tình hình hoạt động tại một số Trung tâm Ngoại ngữ trênđịa bàn thành phố.

         Quyếtđịnh số 289/QĐ-SGDĐT-TCCB, ngày 18/4/2014 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạovề việc ban hành quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn nghiệp vụthuộc co quan Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng, Phòng Giáo dục Thườngxuyên được giao nhiệm vụ thực hiện quảnlý nhà nước theo phân cấp đối với các cơ sở giáo dục không chính quy: Giáo dụcthường xuyên, Trung tâm Tin học, Ngoại ngữ, các cơ sở hoạt động giáo dục kỹ năng sống,các cơ sở hoạt độnggiáo dục ngoài giờ chính khóa và các loại hình giáo dục không chính quy khác.

       3.1 Tăng cường tổ chức kiểm tra,rà soát việc thực hiện qui định về tổ chức bộ máy, thực hiện chương trình, quyđịnh về hồ sơ, thủ tục pháp lý, về chuyên môn và hiệu quả việc giảng dạy ngoạingữ có yếu tố người nước ngoài. Kiên quyết xử lý các cơ sở, đơn vị, cá nhânkhông chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng,hoạt động không được cấp phép ở các cơ sở giáo dục không chính quy.

       3.2Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá, công nhận kếtquả học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp tục thực hiện chươngtrình GDTX về tiếng Anh thực hành ban hành theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT,ngày 02/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

           Thựchiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ báo cáo các cơ quan quản lý và Sở Giáo dục vàĐào tạo theo quy định.

       3.3. Tăng cường quản lý hoạtđộng của các các cơ sở giáo dục không chính quy hoạt động trên địa bàn thành phố, đặc biệt các trung tâm, cơ sở có yếu tố nướcngoài và thủ tục pháp lý, giấy phép hoạt động của đơn vị, cá nhân

       3.4. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý cácTrung tâm Ngoại ngữ, Tin học chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong việc tổchức các hoạt động đào tạo, liên kết đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ Ngoại ngữ,Tin học nhằm đảm bảo quyền lợi cho người học và đáp ứng yêu cầu về chất lượnggiáo dục. Rà soát, tạo điều kiện thời hạn cấp phép cho các Trung tâm Ngoại ngữ,Tin học đủ điều kiện có thể  đăng ký hoạtđộng.

       3.5. Tích cực mở các lớp bồi dưỡng, nâng caotrình độ Ngoại ngữ, Tin học cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động sinh sống và làm việctrên địa bàn thành phố; tiếp tục triển khai thí điểm mô hình “Câu lạc bộngoại ngữ cộng đồng” nhằm tăng cường năng lực giao tiếp ngoại ngữ chocán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong bối cảnh hội nhập.

       3.6Các trung tâm tổ chức rà soát, đánh giá năng lực của đội ngũ giáo viên. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên của các trung tâm ngoại ngữ, tin học (TT NN, TH); đổi mới phương pháp dạyhọc, chú trọng kỹ năng nghe, nói của giáo viên ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu dạychương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành theo yêu cầu của Đềán Ngoại ngữ quốc gia 2020 và bám sát chuẩn của khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậcdùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày24/01/2014 của Bộ GDĐT;

       3.7.Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học,phấn đấu xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang tạo cảnh quan và môi trường sư phạmnhằm đảm bảo điều kiện dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.

       3.8  Tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyềnnhằm giới thiệu, thu hút học viên đến với trung tâm.

        IV. Đẩy mạnh công tác phổcập giáo dục, xóa mù chữ; củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục và xóamù chữ

         Tiếp tục chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục,xóa mù chữ; tăng cường công tác kiểm tra thực hiện phổ cập giáo dục mầm non chotrẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học,phổ cập giáo dục trung học cơ sở; duy trì, củng cố vững chắc kết quả đã đạtđược về tiêu chuẩn huy động, hiệu quả đối với phổ cập giáo dục trung học phổ thông và nghề, xóa mù chữ. Tăng cườngphân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn ở các quận,huyện.

        1. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc, phốihợp với cấp ủy Đảng, Ban chỉ đạo phổ cập xã, phường, thị trấn tích cực thôngtin, tuyên truyền, củng cố kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và nghề, tăngcường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn; tăngcường công tác chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị được phân công nhiệm vụ điều tra,huy động các đối tượng thuộc diện mù chữ, diện phổ cập ra lớp;

        2. Xây dựng kế hoạch, phấn đấu nâng cao chấtlượng  phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5tuổi, kế hoạch và giải pháp phấn đấu phát triển số xã, phường, thị trấn đạt phổcập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; củng cố vững chắc phổ cập giáo dụctiểu học, xóa mù chữ; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở; duytrì, củng cố vững chắc kết quả đã đạt được về tiêu chuẩn huy động, hiệu quả đốivới  phổ cập giáo dục trung học phổ thôngvà nghề. Tích cực xây dựng trường chuẩn quốc gia, đầu tư cơ sở vật chất, trangthiết bị dạy học cho các trường để đảm bảo điều kiện đạt chuẩn phổ cập giáo dụctheo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

       3.Thực hiện nghiêm túc việc quản lý, lưu trữ hồ sơ phổ cập giáo dục các cấp; chútrọng công tác điều tra cơ bản, cập nhật dữ liệu phần mềm phổ cập. Rà soát ,kiểm tra, đối chiếu số liệu, đánh giá kết quả phổ cập các cấp học trên địa bàn.Thực hiệnnhập dữ liệu sau điều tra vào phần mềm quản lý phổ cập chống mù chữ theo Đề án“Xây dựng hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục - chống mù chữ”ban hành theo Quyết định số 5284/QĐ-BGDĐT ngày 22/10/2011 của Bộ GDĐT.

       V. Tăng cường các biện pháp nâng caochất lượng dạy học

      1. Giao cho Giám đốc TTGDTX chủ động xây dựng phân phối chương trình chitiết đối với chương trình GDTX cấp trung học cơ sở (THCS) và cấp trung học phổthông (THPT) một cách linh hoạt phù hợp với mục tiêu và khung thời gian củachương trình, Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học và điều kiện thựctế của mỗi trung tâm; chủ động bố trí thời gian tổ chức phụ đạo cho học viên cóhọc lực yếu, kém và tổ chức ôn tập cho học viên các lớp cuối cấp; chủ độngtrong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học của trung tâm

         - Dạy đầy đủ chương trình giáo dục bắt buộc theo quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

         - Làm tốt công tác thanh tra, kiểmtra, giám sát các cơ sở GDTX trong việc thực hiện các quy định hiện hành của BộGDĐT.

      2. Tiếp tục triển khai đổi mới PPDH gắn với đổi mới hình thức, phươngpháp, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển phẩmchất và năng lực của người học; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của học viên;đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá; kết hợp đánh giá cho điểm với đánhgiá bằng nhận xét; kết hợp đánh giá thường xuyên, định kỳ với đánh giá tổng kếtcuối kì, cuối năm học. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc vận dụng kiến thứcvào thực tiễn; đối với các môn khoa học xã hội, nội dung dạy học kiểm tra, đánhgiá gắn với các vấn đề thời sự để học viên được bày tỏ quan điểm, chính kiếncủa mình.

         Đánh giá, xếp loại học viên theo Thông tư số: 26/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng  8  năm2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại họcviên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấptrung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT  ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo

       Tăngcường trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc thực hiện đổi mới phương phápdạy học các chương trình GDTX. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý cáchoạt động trải nghiệm sáng tạo của học viên.

       3. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ quản lýtrong công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo cụm. Chỉ đạo giáo viên tíchcực tham gia sinh hoạt chuyên môn theo cụmđể trao đổi, hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn và góp phần hỗ trợ lẫn nhau giữa cáctrung tâm khi thiếu giáo viên bộ môn, cơ cấu giáo viên không đồng bộ trong cụm

     Cụm 1:Các TTDN-GDTX: Hải An, Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng

             Cụm trưởng: TTDN- GDTX Hải An

      Cụm 2: TTGDTX Hải Phòng và các TTDN-GDTX:Kiến An, Đồ Sơn, Dương Kinh, Kiến Thụy

             Cụm trưởng: TTGDTX Hải Phòng

      Cụm 3: Các TTDN- GDTX: Tiên Lãng, VĩnhBảo, An Lão

             Cụm trưởng: TTDN- GDTX Tiên Lãng

      Cụm 4: Các TTDN- GDTX: Thủy Nguyên, AnDương, Cát Hải

             Cụm trưởng: TTDN-GDTX Thủy Nguyên

       4. Chỉ đạo giáo viên tích cực tham giadiễn đàn trên mạng; tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm TTGDTX(trực tiếp và qua mạng) hoặc sinh hoạt chuyên môn cùng với các trường phổ thôngtrên địa bàn; tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ chogiáo viên; tổ chức các cuộc thi: Giáo viên giỏi; thi tự làm thiết bị dạy học; thi dạy họctheo chủ đề tích hợp; nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, viết sáng kiến kinhnghiệm về quản lý, giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy học các chươngtrình GDTX. Nội dung nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trênnghiên cứu bài học theo hướng dẫn tại công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày08/10/2014 của Bộ GDĐT.

      5. Khuyến khích học viên theochương trình GDTX cấp THPT tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật theohướng dẫn tại công văn số 2410/BGDĐT-GDTrH ngày 13/5/2014 và Cuộc thi vận dụngkiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn theo hướng dẫn tại côngvăn số 4188/BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2014 của Bộ GDĐT.

     6. Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theoHướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch.  

     7. Tăng cường ứng dụng công nghệthông tin trong quản lý và hỗ trợ đổi mới PPDH; tăng cường tập huấn chuyên môn,trao đổi thông tin, phổ biến sáng kiến, kinh nghiệm qua mạng; xây dựng"Nguồn học liệu mở" (thư viện) câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bàidạy, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bộ (tại địa chỉ http://truonghocketnoi.edu.vn).

      Chỉ đạo cán bộ quản lý, giáo viên và học viên tích cực tham gia Diễn đàntrên mạng (http://danhgia.truonghocao.edu.vn)về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học viên. Hoànthiện và đưa vào sử dụng Website quản lý các TTHTCĐ.

      VI. Một số hoạt động khác

     1. Tổchức tốt một số hoạt động đầu năm học theo Công văn số 3988/BGDĐT ngày06/8/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo 

      2. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các hoạt động:giáo dục pháp luật, giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; giáodục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giáodục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; giáo dục về ứng phó với biến đổikhí hậu; giáo dục phòng chống ma tuý, HIV/AIDS; giáo dục an toàn giao thông;tham gia thi giải toán trên máy tính cầm tay; ...

       3. Tổ chức tốt công tác sơ kết, tổng kết nămhọc, công tác thi đua, khen thưởng ở các đơn vị, địa phương, gửi báo cáo vềphòng Giáo dục Thường xuyên, Sở giáo dục và Đào tạo đảm bảo đầy đủ, chính xácvà đúng thời hạn.

  Nơi nhận:

- Như kính gửi( để thực hiện)

- Vụ GDTX, BGDĐT (để báo cáo));

- BGĐSGDĐT (để báo cáo);

- SLĐ,TB-XH và UBND các quận, huyện (để phối hợp chỉ đạo);

- Các phòng ban SGDĐT (để phối hợp, thực hiện);

- Lưu: VT, GDTX.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Vũ Văn Trà

Huong dan nhiem vu nam hoc 2015-2016 GDTX-SGDHP .doc
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt!