image banner
Lộ diện những hạn chế trong dạy và học ngoại
Vui và bổ ích
 
Gian trưng bày của Phòng GD-ĐT quận Hải An có chủ đề về ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường. Khách tham quan gian trưng bày khá ngạc nhiên khi  thấy những sản phẩm được làm từ phế liệu, rác thải như khung ảnh làm từ nhựa dán tường, ống hút, ống đựng bút làm từ lõi cuộn giấy vệ sinh và vỏ hộp bia, đồ dùng học tập được làm bằng bột xốp… Với những hình ảnh tương phản giữa hành động gây ô nhiễm môi trường và với các hành động thiết thực bảo vệ môi trường, gian trưng bày của Phòng GD-ĐT quận Hải An được Ban tổ chức đánh giá cao bởi ý tưởng, nội dung và sự thể hiện chủ đề “nóng” của thành phố và đất nước hiện nay

Cùng với các gian trưng bày, dạ hội ngoại ngữ và họat động văn hóa, văn nghệ, Festival ngoại ngữ còn diễn ra một số cuộc thi chọn người “hiền tài” về tiếng Anh để vinh danh và trao thưởng. Nếu như thi “Rung chuông vàng” được coi như sân chơi vui vẻ với sự tham gia của 60  thí sinh thì chung kết Olympic tiếng Anh lại là cuộc so tài thật sự giữa 11 thí sinh (5 học sinh THPT và 6 học sinh THCS). Bài thuyết trình xuất sắc đã đem lại giải cao nhất và 170 USD học bổng của Trung tâm Anh ngữ APOLLO cho các em Nguyễn Trung Trà My (THCS Trần Văn Ơn, Hồng Bàng) và Trần Thanh Tùng (THPT chuyên Trần Phú). Để  vào được chung kết, 11 học sinh phải vượt qua hai cuộc thi vòng sơ khảo, đọ sức với gần 2000 thí sinh.

Lộ diện những hạn chế trong việc dạy và học tiếng Anh

Thầy giáo Bùi Văn Khánh, chuyên viên Phòng giáo dục trung học (Sở GD-ĐT) cho rằng, mặc dù phong trào học tiếng Anh trong học sinh rộng khắp từ nội thành tới ngoại thành nhưng chất lượng chưa cao. Số  đông học sinh học tiếng Anh chỉ chú trọng phần ngữ pháp, xem nhẹ phần phát âm, nhất là kỹ năng nghe- viết, nghe- nói và giao tiếp bằng tiếng Anh. Thầy giáo Bùi Văn Phú, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Phú cũng không ít lần bày tỏ sự băn khoăn về những hạn chế trong việc dạy và học tiếng Anh tại trường. Những điểm yếu này bộc lộ rõ  khi thầy và trò tham gia các kỳ thi quốc tế và khu vực, giao tiếp với bạn bè quốc tế. Bởi vậy, năm học 2009-2010, nhà trường có bước đột phá, mời giáo viên người nước ngoài dạy tiếng Anh cho học sinh khối 10 và cán bộ, giáo viên nhà trường.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, ngoại ngữ là môn học bắt buộc đối với học sinh các trường THPT và THCS. Tuy nhiên, việc triển khai dạy và học ngoại ngữ ở Hải Phòng gặp không ít khó khăn. Riêng môn tiếng Anh, hiện có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên. Trình độ  giáo viên  không đồng đều, dẫn đến chất lượng “đầu ra”  hạn chế. Thực tế, các học sinh theo học tại một số trung tâm Anh ngữ có người nước ngoài dạy phát âm, nghe-viết, nghe-nói tốt hơn so với học sinh học tại trường với thầy, cô người Việt. Vì vậy, theo kinh nghiệm của nhiều học sinh, càng tăng cường giao lưu, gặp gỡ với người nước ngoài, các kỹ năng tiếng Anh càng đạt chuẩn. Và Festival ngoại ngữ chính là nhằm mục đích đó.  
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt!